Những thay đổi luôn cần sự thích nghi. Một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận là trong vài năm tới Covid sẽ tồn tại trong thế giới này cùng loài người. Con người cần một kịch bản dài hơi để sống chung với đại dịch. Bối cảnh “bình thường mới” ra đời từ đó. Vậy chúng ta cần làm gì để thích nghi trong bối cảnh bình thường mới?
Mở đầu bằng một năm 2020 bất ổn khi các tổ chức y tế thế giới thông báo rằng virus corona chủng mới (SAR-CoV-2) và ngày 11-3 lịch sử, khi mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là “đại dịch”.
Tưởng chừng thế giới có thể sụp đổ khi đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế lịch sử, dịch bệnh khiến nhịp sống khắp nơi đảo lộn, nhưng con người thích nghi với Covid-19 nhanh hơn họ tưởng, mọi sự bất thường dần trở thành bình thường. Tinh thần lạc quan và khả năng thích nghi trở thành nhũng nhân tố thiết yếu để mỗi cá nhân tự chủ cuộc sống trong trạng thái “bình thường mới”.

Covid-19 tạo ra sự gián đoạn trong sinh hoạt và làm việc
Cả thế giới đảo lộn hoàn toàn vì sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn cả sinh hoạt, làm việc, tất tần tật những hoạt động kinh tế, xã hội đều bị gián đoạn.
Bắt đầu từ hậu quả là hàng triệu người chết, hàng chục triệu ca nhiễm Covid-19, khiến cho hàng loạt khu vực thất thủ, bệnh viện quá tải và thế giới cũng mất đi hàng chục ngàn tỉ USD vì thiệt hại kinh tế. Chính phủ ban hành những chỉ thị giãn cách xã hội, đóng cửa các cửa hàng kinh doanh, yêu cầu người dân ở trong nhà cho tới hàng loạt các nước liên tục đóng cửa biên giới, những nơi công cộng.
Người dân vừa phải chống chọi với bệnh dịch, vừa phải tìm cách xoay sở tính kế mưu sinh hàng ngày khi công ty bị đóng cửa và họ thất nghiệp. Những doanh nghiệp không thể kinh doanh được phải chật vật với số vốn của mình rồi dần bế tắc, khiến họ phải cắt giảm nhân sự. Đại dịch như phá vỡ mọi nỗ lực chống nghèo đói trong suốt một thế hệ và tạo ra lớp người nghèo mới, đe dọa đẩy thêm 88 triệu người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, và tệ nhất là có thể lên đến 115 triệu.

Vào giai đoạn đỉnh điểm của dịch, ít nhất 1,5 tỉ trẻ em và thanh thiếu niên tại hơn 160 nước đã không thể tới trường. Hậu quả của COVID-19 với giáo dục có thể còn kéo dài trong nhiều thập niên nữa, bởi nó không chỉ làm gián đoạn học hành trong ngắn hạn mà còn thu hẹp bớt các cơ hội kinh tế cho thế hệ sinh viên bị ảnh hưởng về lâu dài.
Một bầu trời u ám bao trùm lên cuộc sống của mỗi người, lĩnh vực nào cũng phải loay hoay tìm kiếm một tương lai khác cho mình, một lời giải cho bài toán này. Không riêng gì kinh tế mà những hoạt động văn hóa, giải trí, thể thao cũng bị hoãn vô thời hạn vì không được tập trung đông người và tránh việc lây nhiễm.
Doanh nghiệp cần làm gì để thích nghi trong bối cảnh bình thường mới
Sự phát triển nào cũng cần được thúc đẩy. Bên cạnh những ảnh hưởng sâu sắc mà nó gây ra, vẫn có những cơ hội xuất hiện, khi mà các lĩnh vực giáo dục trực tuyến, thương mại điện tử… đã phát huy ưu điểm. Xu hướng làm việc từ xa được thiết lập, mọi sự kiện cộng đồng, văn hóa, mọi hoạt động giảng dạy dần được đưa vào vận hành trực tuyến.
Cách duy nhất để vượt qua là thay đổi và thích nghi. Một trong những thay đổi tích cực mà COVID-19 mang lại là thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số. Covid-19 chính là phép thử dành cho chúng ta. Những doanh nghiệp lạc hậu về công nghệ, tâm lý chờ đợi và trì hoãn sẽ khiến họ trượt khỏi đường đua.
1. Tập quen với sống chậm
Hàng quán đóng cửa, phố phường nhộn nhịp trở nên đìu hiu, người dân được yêu cầu hạn chế ra đường, không còn cảnh chen chúc mua sắm, không còn cảnh đua nhau đi lễ, tắc nghẽn đường. Con người không còn hối hả giữa xã hội tấp nập ngoài kia. Guồng quay cuộc sống chậm lại. Nơi an toàn lúc này lại chính nhà.
Ở nhà chính là cơ hội để bạn sống chậm lại vì không thể nào lao vun vút được, để nghiền ngẫm về thời gian qua và tìm cho mình một khoảng thở thực sự. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, đối mặt với tương lai phá sản nhưng đây cũng có thể là cơ hội để các chủ doanh nghiệp nhìn nhận lại hành trình vừa qua của mình.

Tập quen với sống chậm không khó. Có người chọn cho mình thú vui chăm sóc cây cảnh quanh nhà, tập thể dục, đọc những cuốn sách mà họ đặt mua về rồi bỏ xó vì không có thời gian. Nấu ăn cũng là việc mà nhiều người lựa chọn, như một thời trend pha cà phê dalgona thịnh hành, nhà nhà ai cũng làm.
Sống chậm còn giúp mình được ở bên gia đình nhiều hơn, quần tụ bên nhau, cùng chăm sóc, có những bữa ăn chung. Điều bình thường mà mọi người vô tình đánh quên và giờ chợt nhận ra. Việc ở nhà hóa ra là cơ hội cho chúng ta nhìn nhận về lối sống của mình, được dừng lại để hiểu đâu là những giá trị đúng đắn, không bỏ phí thời gian để làm những điều có ích.
2. Tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên
Covid-19 đã tạo nên áp lực chưa từng có cho các doanh nghiệp về chi phí nhân sự và đào tạo đội ngũ và buộc phải cắt giảm.
Nhưng Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn xu hướng chuyển đổi số, công nghệ trở nên mạnh mẽ, hiện đại hơn. Lúc này, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi chính là tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên.
Những kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, bán hàng là điều mà các doanh nghiệp còn chưa mấy chú trọng nay đã có thể thực hiện. Những chiến lược nhân sự dài hạn như các chương trình về kỹ năng chuyên ngành, đào tạo về lập trình, marketing,… do chính doanh nghiệp thực hiện hoặc hợp tác với các đối tác.
3. Tăng xây dựng kết nối nội bộ
Khoảng cách giữa con người được nối dài, dễ khiến các mâu thuẫn xảy ra khi chúng ta không làm việc trực tiếp với nhau, tăng xây dựng kết nối nội bộ chính là điều cần thiết. Không chỉ để nội bộ được gắn kết mà lãnh đạo còn có thể “giữ lửa” cho nhân viên.
Tạp cơ hội giao tiếp xã hội từ xa qu các nền tảng trực tuyến, không phải là những cuộc họp, bạn có thể dành ít thời gian để cùng nhau trò chuyện về cuộc sống ở nhà, theo thời gian những buổi chia sẻ này sẽ rất hiệu quả trong việc gắn kết các thành viên của tổ chức. Hãy làm điều này thường xuyên, cho cả công việc. Các cuộc gọi sẽ giúp bản quản lý được công việc, cập nhật dược tiến độ,…

4. Không ngại đổi mới
Thay đổi và thích nghi chính là chìa khóa cho doanh nghiệp của bạn. Đừng để sự lạc hậu kìm hãm sự phát triển của bạn và lôi bạn ra khỏi đường đua.
Thích nghi với những hoạt động từ xa bằng việc việc ứng dụng các phần mềm như Honeywell Forge, cho phép công ty bận hàng từ xa. Những dự liệu được thu thập và lưu trữ trên những “đám mây”. Những phần mềm số hóa này cũng sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình quan trọng, phân tích số liệu.
Đại dịch cũng buộc các doanh nghiệp làm việc nhanh hơn, suy nghĩ nhanh hơn và hành động nhanh. Năng suất doanh nghiệp được đẩy mảnh sẽ đem về hiệu quả cao hơn. Như Honeywell, họ chỉ mất 5 tuần để xây dựng nhà máy sản xuất khẩu trang N95, trong khi bình thường việc này mất đến 9 tháng.
Covid-19 có thể là một cơn bão lớn, một dòng chảy xiết, nhưng hãy giữ tinh thần lạc quan, sẵn sàng thay đổi và “nương” theo dòng chảy, rồi chúng ta sẽ tìm ra cách thích ứng phù hợp.
EZO MEDIA - ĐỐI TÁC MARKETING TIN CẬY CHO STARTUP VIỆT
EZO Media luôn chọn phương án thực thi hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Luôn nhiệt tình tư vấn những vấn đề liên quan về truyền thông - thương hiệu & marketing.
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
THIẾT KẾ WEBSITE & SEO
CHĂM SÓC WEB - FANPAGE
QUẢNG CÁO FACEBOOK
QUẢNG CÁO GOOGLE
EMAIL - SMS MARKETING