Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp cần thực hiện nhiều thủ tục pháp lý theo quy định của Luật Doanh Nghiệp. Tuy nhiên do nhiều Startup chưa nắm rõ nên dẫn đến thiếu xót. Bài viết sau sẽ cung cấp tổng qua những điều doanh nghiệp cần làm sau khi thành lập.
- Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nhỏ dể mang lại thành công
- Những vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp kinh doanh là gì?
- Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng thành công cần lưu ý những gì?

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh, doanh nghiệp phải thực hiện hàng loạt các công việc theo quy định của pháp luật như làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, lập sổ thành viên (cổ đông), in hóa đơn, kê khai thuế ban đầu… Khiến nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm không khỏi lúng túng không biết làm gì, trình tự thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nhân trẻ trả lời được câu hỏi: Sau khi thành lập công ty cần làm gì?
1. Bố cáo thành lập doanh nghiệp
Đây là việc đầu tiên bạn cần làm ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, chủ doanh nghiệp tiến hành bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia theo đúng trình tự và thủ tục theo đúng quy định.
Nội dung bố cáo thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, kèm theo danh sách các cổ đông sáng lập doanh nghiệp.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chủ doanh nghiệp cần phải hoàn thành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như trên. Sau 30 ngày, nếu không đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp thì sẽ chịu phạt theo quy định.
2. Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ
Bước tiếp theo sau thành lập doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần tiến hành đó là nộp mẫu 06/GTGT. Mẫu này nhằm mục đích đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT – giá trị gia tăng khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý để doanh nghiệp được xuất hoá đơn đỏ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nộp trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh. Khi đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên mà không nộp mẫu 06/GTGT, doanh nghiệp sẽ được liệt vào trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
3. Kê khai, nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý
Theo quy định của luật doanh nghiệp, thủ tục sau khi thành lập công ty không thể thiếu việc kê khai và nộp thuế. Doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn nộp tờ khai thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy đăng ký doanh nghiệp.
Mức thuế môn bài được áp dụng trong năm 2017 là 2.000.000 đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp hơn 10 tỷ và 3.000.000 đồng/năm với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ.
4. Treo biển hiệu công ty tại trụ sở doanh nghiệp
Đây là thủ tục sau khi thành lập công ty chắc chắn không thể thiếu rồi. Công ty cần treo biển tại trụ sở, biển công ty để thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế kiểm tra trụ sở sẽ thông báo công ty không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký và không cho công ty đăng ký sử dụng hoá đơn.
Nếu sau thành lập, doanh nghiệp không treo biển tại trụ sở sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng tùy trường hợp.
5. Mở tài khoản ngân hàng
Khi bất cứ một doanh nghiệp nào đi vào hoạt động thì cũng cần có tài khoản ngân hàng để tiến hành thực hiện giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản, nộp thuế điện tử.
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp và con dấu của doanh nghiệp
- Bản sao công chứng chứng minh thư của người đại diện công ty
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh
- Thông báo đã đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Khi mở tài khoản ngân hàng, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc điều lệ thành lập doanh nghiệp, và bắt buộc phải có bản sao công chứng CMND của kế toán trưởng.
6. Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử và in hóa đơn điện tử theo đúng quy định.
Nếu bạn vẫn còn chưa rõ sau khi thành lập công ty cần làm gì? Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ DC Counsel để biết thêm chi tiết và được cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp cho các startup Việt.
EZO MEDIA - ĐỐI TÁC MARKETING TIN CẬY CHO STARTUP VIỆT
EZO Media luôn chọn phương án thực thi hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Luôn nhiệt tình tư vấn những vấn đề liên quan về truyền thông - thương hiệu & marketing.
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
THIẾT KẾ WEBSITE & SEO
CHĂM SÓC WEB - FANPAGE
QUẢNG CÁO FACEBOOK
QUẢNG CÁO GOOGLE
EMAIL - SMS MARKETING