Tại sao một vài thông điệp quảng cáo lại lan rộng và trở nên phổ biến hơn những quảng cáo khác?

Viral marketing – Muốn tăng doanh số sao không làm những câu chuyện mang hiệu ứng lan truyền?

Tại sao những quảng cáo mang tính tiêu cực của bột giặt Aba hay Điện máy xanh vẫn làm tăng doanh số công ty? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi trên thông qua 6 nguyên tắc của sự lan truyền. Đọc tiếp nhé!

1. Social Currency

Sự công nhận xã hội (Social Currency) là một trong những nhu cầu bậc cao của con người trong tháp Maslow. Hầu hết mọi người muốn tỏ ra mình là thông minh hơn là ngu ngốc, giàu hơn là nghèo, và ngầu thay vì nhút nhát.

Cũng giống như quần áo chúng ta mặc và chiếc xe ta lái, những gì ta nói sẽ ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận chính ta. Đó là Sự Công nhận Xã hội.

Biết về những thứ ấn tượng – như loại rượu thượng hạng Chivas, những thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton, Chanel – khiến người ta có vẻ luôn theo kịp xu hướng. Vì vậy, để khiến mọi người nói đến, ta cần tạo ra những thông điệp có thể giúp họ đạt được những ấn tượng mong đợi này.

Thương hiệu giúp khách hàng thể hiện được phong cách, lối sống và đẳng cấp của họ. Định vị và phân biệt họ với số đông.

2. Trigger

Viral marketing – Muốn tăng doanh số sao không làm những câu chuyện mang hiệu ứng lan truyền?

Sự Kích hoạt (Trigger) khiến mọi người liên tưởng đến những thứ có liên quan. Não bộ chúng ta chứa đựng những thông tin nhất định, khi được gợi nhớ, tác động bởi yếu tố môi trường, ta sẽ nghĩ đến những thứ tương tự, nếu giữa chúng có sự kết nối.

Nhắc đến mùa hè khiến chúng ta nghĩ đến sự oi bức, nóng nực. Khi nghe cụm từ “Tom and Jerry”, bạn liền biết rằng đó là bộ phim hoạt hình mèo chuột mà bản thân vẫn hay xem hồi bé.

Nếu bạn sống ở Sài Gòn, nhắc đến quận 7, bạn thường nghĩ đến cầu ánh sao. Hay khi nghĩ về “Hồ con rùa”, một thiên đường ẩm thực ăn vặt liền xuất hiện.

Chúng ta thường nói về những gì xuất hiện trong đầu, vì vậy nghĩ về một sản phẩm hay ý tưởng càng nhiều thì chúng càng được nói đến. Nhiệm vụ của ta là thiết kế sản phẩm và ý tưởng được kích hoạt thường xuyên bởi môi trường, tạo ra các kích hoạt mới bằng cách liên kết sản phẩm và ý tưởng với các tín hiệu có sẵn ở môi trường đó.

3. Emotion

Viral marketing – Muốn tăng doanh số sao không làm những câu chuyện mang hiệu ứng lan truyền?

Khi chúng ta quan tâm, chúng ta sẽ chia sẻ. Các nội dung lan truyền thường khơi gợi cảm xúc một cách tự nhiên. Một người bộ đội cõng chú lừa vượt qua hố bom gây ngạc nhiên. Sự chê bai dịch vụ khu cách li của du khách Hàn ở Việt Nam gây phẫn nộ.

Những thứ tạo nên cảm xúc sẽ được chia sẻ. Do đó thay vì nói lan man về sản phẩm, chúng ta cần tập trung vào cảm xúc. Một số cảm xúc sẽ làm tăng việc chia sẻ, trong khi một số khác lại làm giảm đi. Vì vậy ta cần phải khơi gợi đúng loại cảm xúc, cần phải thổi bùng lên ngọn lửa, và đôi khi kể cả các cảm xúc tiêu cực cũng rất hữu ích.

4. Public

Viral marketing – Muốn tăng doanh số sao không làm những câu chuyện mang hiệu ứng lan truyền?

“Monkey see, monkey do” (“Khỉ thấy là khỉ làm theo”) là câu nói chỉ xu hướng bắt chước của con người. Nó cũng cho ta biết rằng rất khó để bắt chước một việc nếu bạn không nhìn thấy nó. Làm cho một thứ dễ quan sát hơn khiến nó dễ được bắt chước hơn, và dẫn đến việc nó dễ trở nên nổi tiếng hơn.

Việc nhìn thấy hàng xóm vội mua đồ tích trữ trong mùa Corona khiến bạn lo lắng và nghĩ rằng mình cũng nên mua theo vô tình đẩy giá của nhu yếu phẩm tăng cao. Một ví dụ khác là các nhãn hàng rất hay tặng những sản phẩm có in logo của công ty họ nhằm mục đích quảng bá sản phẩm và tăng mức độ hiện diện của nhãn hiệu trước công chúng hơn

5. Practical Value

Viral marketing – Muốn tăng doanh số sao không làm những câu chuyện mang hiệu ứng lan truyền?

Nếu có thể cho khách hàng thấy các sản phẩm và ý tưởng giúp tiết kiệm thời gian, cải thiện sức khỏe hay tiết kiệm tiền, họ sẽ chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân.

Nhưng với tình trạng mọi người bị ngập trong thông tin, phải làm cho thông điệp truyền tải nổi bật hơn bao giờ hết. Cần nhấn mạnh giá trị tuyệt vời mà ta đem lại – về tiền bạc hay một mặt nào khác, và chúng ta cần phải gói gọn kiến thức và chuyên môn để người khác có thể chuyển giao nó dễ dàng, hay nói một cách dễ hiểu hơn là thông điệp đơn giản, dễ nhớ để họ có thể truyền tải nhanh chóng mà không gặp khó khăn.

6. Story

Viral marketing – Muốn tăng doanh số sao không làm những câu chuyện mang hiệu ứng lan truyền?

Kể chuyện là hình thức giải trí đầu tiên của con người. Hãy thử tưởng tượng bạn là một người dân Hy Lạp sống cách đây 1000 năm trước Công nguyên. Không Internet. Không trung tâm thể thao hay bản tin lúc 6 giờ. Không đài phát thanh hay tạp chí. Vì vậy, nếu bạn muốn giải trí, thì các câu chuyện chính là một cách hay.

Sự tích cây tre trăm đốt, thánh Gióng và rất nhiều truyền thuyết khác trở thành những bài học được lưu truyền rộng rãi. Mọi người quây quần quanh bên đống lửa, hoặc tập trung ở nhà văn hóa để lắng nghe những truyền thuyết được kể đi kể lại.

Những câu truyện vốn dĩ hấp dẫn hơn các thông tin cơ bản. Chúng có mở đầu, phần giữa và kết thúc. Nếu người nghe bị cuốn hút ngay từ đầu thì họ sẽ ngồi lại cho đến phút cuối để nghe cái kết của câu chuyện.

Nguồn enternews.vn

EZO MEDIA - ĐỐI TÁC MARKETING TIN CẬY CHO STARTUP VIỆT

EZO Media luôn chọn phương án thực thi hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Luôn nhiệt tình tư vấn những vấn đề liên quan về truyền thông - thương hiệu & marketing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *