Linkedin chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ với nhà tuyển dụng cũng như các ứng viên đang tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. LinkedIn là còn nơi lý tưởng để liên lạc với các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, bắt đầu với những người biết nhau ngoài đời, giúp bạn mở rộng mạng lưới mối quan hệ của mình,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa biết cách sử dụng hiệu quả Linkedin, cách tìm việc trên Linkedin,… Bài viết dưới đây từ ezo.vn sẽ cung cấp cho bạn cách đăng cv lên Linkedin để thú hút các doanh nghiệp cũng như “hiến kế” cho nhà tuyển dụng cách tìm kiếm ứng viên trên Linkedin.

Cách tìm việc trên Linkedin đơn giản, nhanh chóng, cực hiệu quả dành cho ứng viên
Trước khi tìm hiểu cách tìm việc trên Linkedin, bạn phải có cho mình một tài khoản trên Linkedin (bạn thể sử dụng gói Free hoặc Premium) bằng cách truy cập trang chủ LinkedIn trên máy tính hoặc thông qua các ứng dụng cho Android và iOS, việc tiếp theo bạn cần làm là xây dựng 1 profile hoàn hảo. Cách tốt nhất là hãy chọn phương pháp quảng bá bản thân phù hợp, điều cốt yếu là phải cho họ thấy ngay bạn đang tìm loại công việc gì. Trên profile của mình, bạn đừng quên thông báo tình trạng công việc hiện tại (ngay cả khi bạn đang thất nghiệp), chọn ảnh đại diện phù hợp, có thêm các connection (bạn càng kết nối với nhiều người thì khả năng hồ sơ của bạn xuất hiện trong các thao tác tìm kiếm của nhà tuyển dụng càng cao), viết lời tiến cử cho người khác và nhờ họ viết lời tiến cử về mình, trình bày về các kỹ năng mình có một cách thu hút,… Tóm lại, để có một profile ấn tượng, hãy dành thật nhiều tâm huyết của bạn trong từng khâu, tỉ mỉ và trung thực là điều quan trọng nhất.
Cách 1: Cách Tìm Việc Làm Trên Linkedin trên PC
Bước 1: Đầu tiên trên trang chủ Linkedln, tìm và click chọn biểu tượng hình chiếc cặp như trong hình dưới đây.
Bước 2: Click chọn khung tìm kiếm việc làm và nhập từ khóa việc làm hoặc tên công ty vào đó.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các việc làm mà LinkedIn đề xuất dựa trên trình độ và kinh nghiệm được đề cập trong profile.
Bước 3: Nhập vị trí mà bạn muốn tìm việc làm vào khung Search location (vị trí tìm kiếm), sau đó click chọn Search (tìm kiếm).
Trên màn hình sẽ hiển thị danh sách các bài đăng việc làm phù hợp với vị trí, sở thích và kinh nghiệm của bạn.
Bước 4: Sử dụng các tùy chọn bộ lọc nằm góc trên cùng danh sách kết quả để lọc kết quả.
Bước 5: Click chọn bài đăng việc làm để xem mô tả công việc, yêu cầu và mức lương.
Lưu ý: Trên LinkedIn có 2 loại bài đăng việc làm:
– Easy Apply: cho phép bạn nộp CV xin việc trên LinkedIn.
– Apply: bạn sẽ được chuyển hướng đến website của công ty hoặc của bên thứ 3. Tại đây bạn có thể nộp đơn, CV xin việc.
Cách 2: Cách tìm việc làm trên ứng dụng Linkedin Cho IOS
Để tìm kiếm việc làm trên ứng dụng LinkedIn cho iOS, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Trên trang chủ LinkedIn, tìm và nhấn chọn biểu tượng hình chiếc cặp.
Bước 2: Nhập từ khóa tìm kiếm việc làm vào khung Search job (tìm kiếm việc làm) và vị trí vào khung Location (vị trí).
Bước 3: Nhấn chọn Search (tìm kiếm).
Bước 4: Sử dụng các bộ lọc nằm đầu danh sách kết quả tìm kiếm để lọc kết quả.
Bước 5: Để nộp, gửi CV xin việc trên ứng dụng Linkedln cho di động, bạn nhấn chọn tùy chọn Easy Apply hoặc Apply nằm góc trên cùng bài đăng việc làm và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình.
Bước 6: Để lưu việc làm, bạn nhấn chọn Save (lưu) nằm góc trên cùng bài đăng, tin tuyển dụng việc làm.
Cách 3: Cách Tìm Việc Làm Trên Ứng Dụng LinkedIn Cho Android
Các bước để tìm kiếm việc làm trên ứng dụng LinkedIn cho Android tương tự như trên ứng dụng cho iOS. Thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng việc làm, là biểu tượng hình chiếc cặp nằm góc dưới cùng bên phải màn hình.
Bước 2: Nhập từ khóa tìm kiếm vào khung Search jobs (tìm kiếm việc làm).
Bước 3: Nhập vị trí cụ thể vào khung Location (vị trí), sau đó nhấn chọn Search (tìm kiếm).
Bước 4: Sử dụng các bộ lọc nằm đầu danh sách kết quả tìm kiếm để lọc kết quả.
Bước 5: Để nộp, gửi CV xin việc trên ứng dụng Linkedln cho di động, bạn nhấn chọn tùy chọn Easy Apply hoặc Apply nằm góc trên cùng bài đăng việc làm và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình.
Bước 6: Để lưu việc làm, bạn nhấn chọn Save (lưu) nằm góc trên cùng bài đăng, tin tuyển dụng việc làm.
Cách tìm kiếm ứng viên trên Linkedin dành cho nhà tuyển dụng
Vì Linkedin là một mạng xã hội kết nối doanh nghiệp và ứng viên nên các nhà tuyển dụng cũng cần trang bị cho mình một profile công ty hoàn hảo, giúp nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp và tạo dựng được nguồn hồ sơ chất lượng trong những tháng tiếp theo. Bạn vẫn sẽ cạnh tranh với nhiều nhà tuyển dụng khác, những người cũng đang tìm kiếm ứng viên trên Linkedin. Bạn cần sử dụng Linkedin thật chuyên nghiệp để vượt qua những đối thủ khác trong công cuộc tìm kiếm những ứng cử viên tốt nhất.
Các tính năng tìm kiếm của LinkedIn để tìm kiếm ứng viên
Kết quả trả về là các profiles của những bạn Developer, làm việc tại FPT Hà Nội.
2. OR – Tìm kiếm profiles ứng viên có chứa một trong các điều kiện Ví dụ: [Sales OR “Account Manager” OR “Sales Manager”]
Kết quả trả về là các profiles của những bạn Sales hoặc Account Manager hoặc Sale Manager
3. NOT – Loại bỏ các profiles có chứa 1 đặc trưng nào đó Ví dụ: [Developer NOT “Game Developer”]
Kết quả trả về là profile của các bạn làm Developer, ngoại trừ những profiles làm Game Developer.
4. Dấu ngoặc kép “” Để đánh dấu các cụm từ khi tìm kiếm trên LinkedIn, tránh trường hợp LinkedIn xem đó là các từ rời rạc. Ví dụ: [“Content Marketing”] và [Content Marketing] sẽ cho 2 kết quả tìm kiếm khác nhau.
5. Dấu ngoặc đơn () Để chia nhỏ các cụm tìm kiếm khi kết hợp với “AND”, “OR”, “NOT” để tìm profile của các ứng viên cụ thể. Ví dụ: (“Content Marketing” OR Marketing) AND (Vietnam) NOT (“Ho Chi Minh City”) AND (“Talent Brand”)
Kết quả trả về là profiles của các ứng viên thuộc lĩnh vực Content Marketing hoặc Marketing, làm việc tại Việt Nam, trừ khu vực TP. Hồ Chí Minh và làm tại công ty Talent Brand.
6. Một số lưu ý: Sử dụng các cụm từ như “Looking for”, “Open for” để tìm kiếm các ứng viên đang sẵn sàng cho một cơ hội làm việc mới.
Kết hợp với các bộ lọc tìm kiếm trên LinkedIn như “Schools”, “Current Companies” để kết quả tìm kiếm trả về phù hợp hơn với yêu cầu của bạn. Tránh sử dụng các từ như “at”, “from” bạn hãy thay bằng cấu trúc AND.
Ngoài ra, nên xây dựng các cấu trúc tìm kiếm dựa trên Insights của Talent Acquisition khi tuyển dụng để đảm bảo không bỏ sót các ứng viên tiềm năng của mình.
Bên cạnh đó, cách search cv trên Linkedin mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình là LinkedIn Groups và LinkedIn ProFinder.

Với LinkedIn ProFinder nếu bạn đang tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng theo yêu cầu, bạn có thể sẽ muốn xem LinkedIn ProFinder. Trong khi dịch vụ này được thiết kế chủ yếu cho các freelancers tự tìm kiếm các project cho mình, bạn có thể tìm thấy những người với chuyên môn khó có thể tuyển dụng trong một bể nhân tài ở hiện tại. Các ứng cử viên này có thể không làm việc toàn thời gian, nhưng với một lời mời hợp lý, họ có thể thay đổi ý định của mình.
Với bài viết tham khảo trên đây từ ezo.vn, hy vọng các ứng viên sáng giá tương lai có thể tìm thấy cho mình phương pháp thích hợp để kết nối với doanh nghiệp mà bạn muốn hợp tác cũng như các doanh nghiệp sẽ thuận lợi tìm thấy được ứng viên của mình, không để vụt mất những tài năng đầy hứa hẹn cho công ty của bạn.
EZO MEDIA - ĐỐI TÁC MARKETING TIN CẬY CHO STARTUP VIỆT
EZO Media luôn chọn phương án thực thi hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Luôn nhiệt tình tư vấn những vấn đề liên quan về truyền thông - thương hiệu & marketing.
NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
THIẾT KẾ WEBSITE & SEO
CHĂM SÓC WEB - FANPAGE
QUẢNG CÁO FACEBOOK
QUẢNG CÁO GOOGLE
EMAIL - SMS MARKETING