Giáo dục là một ngành thiết yếu và trong những nỗ lực cải tiến chất lượng dạy và học hiện nay, các bậc cha mẹ và học sinh lại càng có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Quảng cáo ngành giáo dục theo đó cũng đang là một trong những bước không thể bỏ qua đối với các cơ sở giảng dạy.

Mùa hè sắp đến, các bậc phụ huynh lại bắt đầu tất bật tìm kiếm chỗ học mới để cho con một mùa hè ý nghĩa hay chuẩn bị sẵn sàng cho năm học tiếp theo. Là một cơ sở giáo dục, bạn sẽ chọn chiến lược nào để tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng này đây!

1. Nhu cầu cấp thiết của quảng cáo ngành Giáo dục

Chiến lược quảng cáo ngành giáo dục hiệu quả

Kể từ năm 2015 – 2016, Nhà nước đã cho phép các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ trong việc tuyển sinh. Quyết định này đã khiến cho thị trường giáo dục nóng hơn bao giờ hết. Không những thế, để có được lượng thí sinh chất lượng, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu tham gia vào cuộc đua quảng cáo thương hiệu của mình.

Đó là chưa kể đến thị trường của các trung tâm giảng dạy ngoại ngữ, kỹ năng mềm, hay các khóa học về việc phát triển bản thân cũng ngày một nở rộ với độ đa dạng đang tăng theo cấp số nhân.

Với đặc thù của ngành, marketing ngành giáo dục bên cạnh việc phải tích cực quảng bá hình ảnh của thương hiệu thì còn phải cung cấp những thông tin hữu ích để khách hàng có sự đánh giá, so sánh và thật sự tin tưởng để chọn một nơi giảng dạy phù hợp với bản thân.

 

2. Tại sao nên sử dụng Digital Marketing để quảng cáo ngành Giáo dục?

Tại sao nên sử dụng Digital Marketing để quảng cáo ngành Giáo dục?

So với các chiến dịch quảng cáo ngành Giáo dục truyền thống, Digital Marketing đang là phương án được nhiều trường lựa chọn để triển khai các chiến dịch quảng cáo của mình, không chỉ bởi tác động của COVID mà còn do sự phát triển vượt bậc của internet ngày nay. Một số lý do có thể kể đến như:

  • Nhu cầu tìm kiếm thông tin: Giáo dục là một sự đầu tư cho tương lai nên khách hàng thường rất cẩn trọng trong quá trình lựa chọn. Internet là nguồn thông tin khổng lồ để khách hàng tiềm năng tìm hiểu mọi thông tin: từ các khóa học phù hợp với nhu cầu, các cơ sở giảng dạy nổi tiếng, đến đánh giá từ cộng đồng mạng, hay thậm chí là đăng ký/ nộp đơn ứng tuyển…
  • Hiệu quả cao khi tiếp cận đến nguồn khách hàng có nhu cầu: So với các kênh marketing truyền thống thì quảng cáo với kênh digital thường có chi phí hợp lý hơn, nhiều kênh đa dạng, mà lại tiếp cận sâu đến những tập khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm.
  • Đo lường dễ dàng: Có nhiều công cụ được sử dụng để đo lường hiệu quả của Digital Marketing. Vì loại hình marketing này có khả năng phân vùng đối tượng khách hàng mục tiêu cao và có sự cho phép của người tiếp nhận. Từ đó giúp cho các cơ sở giáo dục để đo lường hoặc theo dõi hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo dễ dàng.

3. Các công cụ chiến lược quảng cáo ngành Giáo dục

Các công cụ chiến lược quảng cáo ngành Giáo dục

a. Social Media

Facebook hiện đang là mạng xã hội lớn nhất với thời lượng sử dụng mỗi ngày vô cùng lớn từ cả phụ huynh và học sinh nên với một chiến dịch quảng cáo ngành giáo dục chắc chắn không thể bỏ qua kênh này.

Để khởi động với một trang Fanpage cung cấp đầy đủ thông tin, các doanh nghiệp cũng cần xác định đâu là tập khách hàng chính để có một chiến lược phát triển nội dung phù hợp. Tiếp theo là các chiến dịch performance marketing để mang thông điệp đi xa hơn, đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và thu về những lượt đăng ký từ các khách hàng thật sự quan tâm.

Như trong chiến dịch Chin Media đã hợp tác với Trung tâm anh ngữ ILA cho chương trình Tư vấn du học, Chin đã sử dụng Facebook làm kênh marketing chính để tạo tập dữ liệu khách hàng tiềm năng, gia tăng học viên mới cho chương trình. Kết quả thu được là hơn 480 khách hàng tiềm năng quan tâm đến chương trình, đạt 110% KPI đã đề ra.

b. Quảng cáo từ khóa (Google Adwords)

Đây  là một phương thức quảng cáo khá hợp lý để các ngôi trường lựa chọn để quảng bá, tìm kiếm học viên cho năm học mới bởi hiện nay nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng thường là rất cao và mọi thứ đều được thực hiện trên Google Search.

Để quảng bá trường đến những đối tượng đang có nhu cầu học tại những ngôi trường có tiêu chuẩn như vậy, trường có thể lựa chọn làm quảng cáo với những từ khóa như đã liệt kê. Quảng cáo sẽ hiển thị đúng đối tượng, tiếp cận tốt và kết quả là chiến lược quảng cáo sẽ mang lại được những kết quả như mong đợi. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng trang blog với nội dung chất lượng để tăng xếp hạng.

c. Tối ưu hóa website (Search Engine Optimization)

Một website cập nhật mọi thông tin hữu ích là điều cần thiết cho những ngành khách hàng có nhu cầu tìm kiếm thông tin cao như giáo dục. Hãy xây dựng một giao diện website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng, có nội dung chất lượng, và cũng đừng quên tối ưu về SEO để tăng cơ hội hiển thị trên Google khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa liên quan nhé. Tuy nhiên, đây là một chiến lược cần nhiều thời gian và không có kết quả ngay tức thì.

d. E-mail marketing

Đây là phương thức được nhiều trường áp dụng thành công. Họ sử dụng email để giới thiệu đến phụ huynh hoặc học viên về các chương trình đào tạo, ưu đãi học phí hoặc thông tin các khóa học mới. Với một số công cụ theo dõi hiện đại, bạn có thể biết được cách người dùng tương tác với email bạn như thế nào, từ đó có cách tiếp cận hợp lý hơn.

Ngoài ra, email marketing và SMS là cách tuyệt vời để bạn tiếp tục chăm sóc tập khách hàng tiềm năng đã thu thập được từ các chiến dịch trước đó. Thường xuyên cập nhật những chương trình học mới, tung ra các ưu đãi theo mùa hoặc cho những tập khách hàng khác nhau để liên tục nhắc nhở nhóm khách hàng đã có sự quan tâm cũng là một cách tốt để các marketer tìm kiếm khách hàng mới.

Nguồn chinmedia

Xem thêm:

EZO MEDIA - ĐỐI TÁC MARKETING TIN CẬY CHO STARTUP VIỆT

EZO Media luôn chọn phương án thực thi hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Luôn nhiệt tình tư vấn những vấn đề liên quan về truyền thông - thương hiệu & marketing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *