Chúng ta thường biết đến Google là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới mà không biết rằng Google còn mang lại rất nhiều công cụ và giá trị lớn cho các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực Marketing. Một trong số đó là Google My Business. Vậy Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps như thế nào? Công cụ này mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Ezo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Google My Business là gì?

Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi) là một công cụ Google miễn phí cho phép các doanh nghiệp, tổ chức quản lý sự hiện diện trực tuyến của mình trên Google Search và Google Map. Google My Business cung cấp cho người dùng các thông tin trực quan, đầy đủ về địa điểm, vị trí bản đồ, giờ hoạt động, thông tin liên hệ, đánh giá từ khách hàng, đặt bàn,… của các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, quán ăn,… Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua hướng dẫn từ chính Google.

Khi bạn thực hiện xác minh và cung cấp đầy đủ thông tin của doanh nghiệp mình, bạn có thể quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm của mình đến với các khách hàng tìm năng. Google My Business giúp khách hàng ở khu vực gần đó dễ dàng tìm thấy sản phẩn, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cung cấp khi tìm kiếm tên doanh nghiệp/ lĩnh vực/ sản phẩm trên Google Search hoặc Google Maps.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 1
Khi liên kết với Google Maps, người mua hàng có thể tìm đến địa chỉ doanh nghiệp của bạn thông qua Đường hướng dẫn trên bản đồ.

2. Lợi ích của Google My Business dành cho các doanh nghiệp?

Quản lý thông tin doanh nghiệp

Khi đăng ký Google Business, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin dưới đây. Nhờ đó, khách hàng có thể nhìn thấy khi tìm kiếm doanh nghiệp trên 2 nền tảng Google Maps và Google Search. Tiện ích này giúp khách hàng có thể nắm được sơ bộ thông tin của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng kiểm soát và quản lý thông tin của doanh nghiệp mình hơn. Trường hợp thông tin bị thay đổi hay xóa đi thì việc phục hồi lại thông tin cũng đơn giản hơn nhiều.

  • Tên Công ty/ Cửa hàng/ Nhà hàng/ Khách sạn/ Quán ăn…
  • Địa chỉ chi tiết
  • Số điện thoại liên hệ
  • Website
  • Thời gian hoạt động/ Thời gian mở cửa
  • Lĩnh vực hoạt động/ Sản phẩm / Dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp
  • Hình ảnh liên quan
  • Đánh giá của khách hàng
  • Các tiện ích khác như: Xem Menu/ Đặt bàn/ Đặt phòng/ Đồ mang đi…

Việc cung cấp đầy đủ các thông tin tổng quan của doanh nghiệp khi đăng ký Google My Business cũng góp phần hạn chế tối đa các trường hợp đối thủ cạnh tranh giả mạo thông tin doanh nghiệp. Theo số liệu từ Google (tháng 12 năm 2014), các doanh nghiệp cung cấp thông tin chính xác với Google Business sẽ tăng thêm sự chuyên nghiệp và độ tin cậy, uy tín với khách hàng.

Khi cung cấp thông tin chính xác cho Google Business, doanh nghiệp sẽ có vị trí cố định trên bản đồ. Khách hàng thường sẽ lựa chọn những doanh nghiệp đã được ghim trên bản đồ hơn những nơi khác. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng họ có quyền truy cập vào các thông tin như giờ làm việc, website, số điện thoại, địa chỉ của doanh nghiệp bạn.

Tăng hiệu quả tương tác với khách hàng

Một trong những lợi ích tuyệt vời của Google Business là giúp tương tác với khách hàng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Bạn có thể tương tác với người mua hàng của mình bằng việc đọc và trả lời các đánh giá, nhận xét của họ trên Google. Bạn hoàn toàn có thể dùng công cụ này để giúp các khách hàng của mình kiểm soát nội dung và mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp.

Các nhận xét, đánh giá càng tích cực thì độ uy tín của thương hiệu bạn càng tăng. Điều này cũng rất có lợi trong việc Google đánh giá thứ hạng của doanh nghiệp. Các thống kê cũng cho thấy doanh nghiệp trả lời nhận xét của khách hàng, đăng ảnh dịch vụ sản phẩm có lượng click đường chỉ dẫn đến địa chỉ của bạn cao hơn nhiều đến 42% trên Google Maps và 35% vào trang web của các doanh nghiệp.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 2
Google My Business là công cụ tuyệt vời giúp bạn tăng hiệu quả tương tác với khách hàng.

Giúp khách hàng kiểm soát nội dung và tiếp cận doanh nghiệp dễ hơn

Google Business giúp các khách hàng xem thông tin chi tiết khi thực hiện tìm kiếm doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google Business để giúp các khách hàng nắm bắt thông tin và mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể xem thông tin như có bao nhiêu người gọi doanh nghiệp của bạn trực tiếp từ số điện thoại được hiển thị trên kết quả tìm kiếm địa phương trong Google Maps và Google Search. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ dễ dàng liên hệ với bạn mà không cần truy cập trực tiếp vào website.

Hãy liên tục tạo và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch AdWords Express để quảng bá về doanh nghiệp của bạn để mở rộng sự hiện diện của thương hiệu nhiều hơn. Đầu tư mặt hình ảnh cho mình trên Google Business là một trong những cách giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng.

Khoanh vùng khách hàng hiệu quả

Cách để bạn tiếp cận khách hàng nhanh hơn trên Google My Business là gì? Đó chính là việc bạn cung cấp thông tin đầy đủ cùng hình ảnh, Video bắt mắt trên Google Business.

Google Business còn hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm tra lượng khách hàng ghé thăm địa chỉ của mình, người đã liên hệ doanh nghiệp. Tiện ích này giúp bạn khoanh vùng được các đối tượng tiềm năng của mình. Nhờ đó, bạn có thể định hướng và phát triển các chiến dịch kinh doanh, quảng cáo tốt hơn.

3. Cách tạo địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps (đăng ký Google My Business)

Để tạo doanh nghiệp trên Google Maps không quá phức tạp

Bước 1:

Truy cập http://business.google.com. Bạn sẽ nhìn thấy trang Web như dưới đây và hãy click vào nút START NOW để bắt đầu thiết lập tài khoản.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 3

Bước 2:

Nếu hiển thị đang là ngôn ngữ tiếng Anh, bạn có thể chuyển sang tiếng Việt cho dễ thao tác.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 4

Bước 3:

Điền đầy đủ địa chỉ Email hoặc điện thoại của bạn vào mục dưới đây.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 5

Bước 4:

Tên doanh nghiệp, Bạn nên nhập đúng tên của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh, tên miền website hoặc tên bảng hiệu.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 6

Bước 5:

Nhập đúng địa chỉ để Google gởi thư xác nhận về địa chỉ của bạn. Chỗ mã bưu chính Bạn nên search trên Google để biết mã của tỉnh thành.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 7

Bước 6:

Xác định khu vực cung cấp. Bạn nên chọn ‘ Khoảng cách xung quanh vị trí doanh nghiệp của bạn’, tùy theo nhu cầu mà Bạn có quyền chọn bao hiêu kilomet và tối đa là 999 kilomet.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 8

Bước 7:

Loại hình kinh doanh, bạn có thể nhập 1 loại hình ví dụ như: nhà hàng, dịch vụ vận chuyển,…. Sau này trong màn hình quản trị Bạn có thể nhập bổ sung nhiều loại hình khác nhau.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 9

Bước 8:

Bạn hãy nhập đúng số di động để sau này Google gởi mã xác thực qua tin nhắn. Hãy nhập trang web của công ty Bạn vào mục URL trang web hiện tại.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 10

Bước 9:

Hãy bấm vào nút ‘Hoàn tất’ và ‘Cập nhật thông tin’.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 11

 

Bước 10:

Sau khi bấm nút ‘ Cập nhật thông tin’. Bạn hãy điền đầy đủ thông tin mà Google My Business yêu cầu.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 12

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 13

Bước 11:

Sau khi Cập nhật thông tin hãy bấm nút ‘Tiếp tục’

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 14

Bước 12:

Điền tên người nhận bưu thiếp vào chỗ như dưới hình. Sau đó bấm nút Gửi Thư.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 15

Bước 13:

Sau khi nhận được thư Bạn hãy bấm vào nút Xác Minh Ngay để nhập mã.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 16

Vậy là Bạn đã hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin doanh nghiệp trên Google. Bạn có thể vào chức năng quản lý để bổ sung các thông tin liên quan như:

  • Website
  • Giờ làm việc
  • Ảnh đại diện
  • Ảnh công ty
  • Video
  • Post bài tin tức

4. Cách tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến doanh nghiệp của bạn trên Google

Cung cấp thông tin đầy đủ

Việc hoàn chỉnh của profile Business trên Google không chỉ giúp Google xếp hạng doanh nghiệp của bạn cao hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương, mà còn làm tăng số lượng hành động mà khách hàng thực hiện khi họ tìm thấy profile của bạn. Có rất nhiều thông tin cần cung cấp, và sau đây là một số nguyên tắc sắp xếp thứ tự ưu tiên.

  • Tên (Name)
  • Địa chỉ (Address)
  • Điện thoại (Phone)
  • Website
  • Giờ làm việc (Hours)
  • Ngoài ra, bạn cũng cần điền đầy đủ những thông tin sau:
  • Danh mục và thuộc tính (Category and Attributes)
  • Sản phẩm và dịch vụ (Products and services)
  • Về doanh nghiệp (From the business)
  • Câu hỏi và câu trả lời  (Questions and answers) của chủ sở hữu

Tiếp đến là những mục thông tin này:

  • Bài đăng (Post)
  • Nhận xét (Comment)
  • Câu hỏi và câu trả lời (Questions and answers) của người dùng
Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 17
Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ trên Google My Business sẽ giúp profile của bạn cụ thể hơn (Ảnh: cdn.dribbble.com)

Đảm bảo rằng tên doanh nghiệp giống với tên mà bạn sử dụng trên bảng hiệu: Nói cách khác, tên doanh nghiệp trên profile phải giống 100% với tên doanh nghiệp ở đời thực. Lưu ý, việc thêm tên của địa điểm (trừ khi tên đó có trong tên thương hiệu của bạn) hoặc từ khóa vào sẽ bị Google coi là spam và bạn có thể bị phạt.

Đảm bảo rằng cả tên và địa chỉ doanh nghiệp để trùng khớp với các danh sách khác trên Web: Điều này có nghĩa là, việc sử dụng “st” thay cho “street” hoặc “co” thay cho “company” sẽ bị thuật toán của Google cho rằng là không nhất quán khi đánh giá độ tin cậy của bạn.

Công khai giờ làm việc và cả ngày nghỉ: Điều này sẽ khuyến khích khách hàng ghé thăm bạn nhiều hơn và cũng tránh được khả năng bị đánh giá tiêu cực. Đừng bỏ sót thông tin về khung giờ hoạt động của doanh nghiệp. Khi có thay đổi khung giờ, bạn cần cập nhật ngay. Google cung cấp tính năng tùy chỉnh khung giờ theo ngày lễ hoặc sự kiện đặc biệt để đảm bảo khách hàng nắm bắt thông tin kịp thời.

Thêm hình ảnh: Theo Google, những doanh nghiệp có listing chứa hình ảnh nhận được lời yêu cầu chỉ đường trên Google Maps nhiều hơn 42% và tăng 35% lượng click-through về website hơn những doanh nghiệp không có hình ảnh.

Chèn từ khóa

Tương tự phương pháp SEO kinh điển cho website, Google cũng tận dụng nhiều tín hiệu để hiển thị kết quả tìm kiếm. Chèn từ khóa, cụm từ tìm kiếm quan trọng vào business listing sẽ cực kỳ có lợi, đặc biệt khi website của bạn được đặt trực tiếp vào GMB listing.

Phản hồi review của khách hàng

Đánh giá là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng phần lớn đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố xếp hạng chính trong thuật toán của Google. Bạn có thể thấy được những tác động từ các bài đánh giá xếp hạng. Đối với hầu hết các tìm kiếm trên Google, 3 kết quả địa phương đầu tiên xuất hiện là 3 kết quả có nhiều đánh giả và xếp hạng sao cao nhất.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 18
Tương tác với khách hàng bằng cách trả lời review của họ là cách chứng minh doanh nghiệp của bạn trân trọng ý kiến của họ.

Để tối ưu hóa profile Business trên Google bằng các bài đánh giá, hãy làm theo các cách sau:

  • Bắt đầu với những khách hàng trung thành, lâu năm để có động lực phát triển.
  • Giúp khách hàng dễ dàng review doanh nghiệp bằng cách tạo liên kết lối tắt đánh giá hoặc sử dụng trình tạo liên kết tắt.
  • Hỏi về review khách hàng thông qua email, văn bản, mạng xã hội và các cuộc trò chuyện trực tiếp.
  • Nhấn mạnh với khách hàng rằng, những bài đánh giá này không chỉ vì lợi ích của bạn; mà nó sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và tìm ra giải pháp phù hợp.
  • Tạo trang “Review” trên Website, kết hợp với CTA.
  • Trả lời các bài Review.

Chọn một danh mục (Category)

Google cung cấp một số danh mục nhất định, vì vậy, điều quan trọng là phải chọn đúng danh mục. Dưới đây là cách tối ưu hóa hồ sơ Business trên Google bằng các danh mục:

  • Cụ thể hóa thông tin: Nếu doanh nghiệp của bạn là tiệm sách, hãy chọn “Tiệm sách” thay vì “Tiệm”. Nếu bạn điều hành một nhà hàng, hãy chọn “Nhà hàng Việt Nam”, “Nhà hàng Nhật Bản”… thay vì chỉ đơn giản là “Nhà hàng”. Danh sách danh mục thả xuống sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu nhập, nhưng bạn cũng có thể xem danh sách đầy đủ các danh mục của Google My Business.
  • Chọn danh mục phụ: Đặt danh mục chính thành sản phẩm chính của bạn (ví dụ: “Cửa hàng tạp hóa”) và sau đó, chọn các danh mục bổ sung áp dụng, chẳng hạn như “Dịch vụ giao hàng tạp hóa” hoặc “Cửa hàng tạp hóa cho người sành ăn”.
  • Đừng quá lạm dụng: Mục tiêu tạo profile là để Google có thể kết nối bạn với những người tiêu dùng, vì vậy, chỉ nên chọn các danh mục phù hợp với sản phẩm của mình. Ví dụ: Nếu bạn là doanh nghiệp sửa chữa thiết bị, hãy chỉ chọn “Sửa chữa thiết bị”, không chọn “Nhà cung cấp phụ tùng thiết bị”.

Ngoài ra, Google có thể yêu cầu bạn xác minh doanh nghiệp của mình nếu bạn chỉnh sửa danh sách danh mục hoặc thêm nhiều danh mục khác. Mục đích của việc này là để đảm bảo độ chính xác trên nền tảng.

5. Những câu hỏi thường gặp về Google My Business

Vì sao đã đăng ký Google My Business nhưng không thể tìm thấy doanh nghiệp bạn trên Google?

Doanh nghiệp của bạn có thể chưa được xác minh

Nếu như trong quá trình điền thông tin doanh nghiệp trên Google My Business mà bạn không cung cấp đầy đủ được thông tin cũng như không đủ điều kiện để xuất hiện thì bạn sẽ gặp vấn đề này. Chỉ cho tới khi bạn xác minh doanh nghiệp của mình bằng cách thêm hoặc xác nhận được quyền sở hữu danh sách doanh nghiệp của bạn.

Thông tin doanh nghiệp không tuân thủ đúng nguyên tắc của Google My Business

Thực hiện theo nguyên tắc của Google sẽ giúp bạn tránh được những sự cố này xảy ra, bao gồm cả việc bạn thay đổi thông tin doanh nghiệp hoặc trong một số trường hợp khác. Điều này sẽ hạn chế được vấn đề xóa bỏ thông tin doanh nghiệp khỏi Google.

Trường hợp doanh nghiệp bạn vi phạm những nguyên tắc này thì đầu tiên bạn sẽ nhận được một thông báo trên trang tổng quan Google Doanh nghiệp của tôi. Đây là thông báo gửi tới bạn và muốn cho bạn biết rằng thông tin doanh nghiệp của bạn đã bị vô hiệu hóa hoặc tạm ngưng.

Một doanh nghiệp có thể lập nhiều tài khoản Google My Business không?

Nếu chưa được xác mình hàng loạt các tài khoản, bạn chỉ có thể tạo một số lượng doanh nghiệp giới hạn trên mỗi Tài khoản Google trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức này được dùng để giúp duy trì tính toàn vẹn của Hồ sơ doanh nghiệp trên Google.

  • Nếu hồ sơ được tạo trước tháng 10 năm 2017: Bạn có thể có tối đa 100 hồ sơ doanh nghiệp (bao gồm trang thương hiệu trên Google+ và kênh YouTube).
  • Nếu hồ sơ được tạo trong hoặc sau tháng 10 năm 2017: Bạn không bị giới hạn về số lượng hồ sơ doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp có quá nhiều đánh giá tiêu cực trên Google My Business thì nên làm gì?

Trả lời đánh giá của khách hàng

Cách hiệu quả nhất để xử lý đánh giá của khách hàng tiêu cực là phản hồi lại. Trên thực tế, một nghiên cứu của Harris tiết lộ rằng gần một phần ba trong số tất cả các khách hàng để lại đánh giá tiêu cực sẽ xóa nó nếu doanh nghiệp phản hồi lại họ. Hãy nhớ rằng, những đánh giá này cũng được công khai cho các khách hàng và họ không muốn trông giống như một nhân vật phản diện khi nhóm của bạn đã trả lời bên dưới bằng một lời xin lỗi chân thành.

Đề nghị khách hàng xóa nó

Những đánh giá sẽ là điều đầu tiên mà người dùng xem khi muốn tìm hiểu về một dịch vụ. Vì vậy, nếu khách hàng để lại phản hồi quá tiêu cực mặc dù vấn đề đã được giải quyết, bạn hãy yêu cầu họ xóa nó, để những khách hàng khác chỉ nhìn thấy những trải nghiệm tích cực tại công ty của bạn.

Hãy liên hệ với khách hàng để xem liệu họ có thể xóa đánh giá hay không. Nếu có thể, hãy nhắn tin cho họ trên một nền tảng riêng như email, để khách hàng không cảm thấy bị áp lực bởi yêu cầu của bạn. Cảm ơn họ đã đọc câu trả lời của bạn và hỏi họ xem họ có xem xét việc xóa đánh giá, dựa theo những trải nghiệm gần đây của họ với công ty của bạn không. Phải đảm bảo rằng bạn sẽ kiên trì và không đưa ra bất cứ yêu cầu nào đối với khách hàng.

Google My Business là gì? Tạo doanh nghiệp trên Google Maps 19
Không ai muốn sử dụng một dịch vụ có quá nhiều lời phàn nàn, chê bai.

Giải quyết vấn đề của khách hàng

Khách hàng thường để lại đánh giá tiêu cực vì nhu cầu ban đầu của họ đối với doanh nghiệp chưa bao giờ được đáp ứng. Dù sản phẩm có tốt nhưng quy cách phục vụ không hợp với khách hàng, họ vẫn để lại đánh giá và ngược lại.

Điều quan trọng là phải nhận ra được các vấn đề mà khách hàng đang muốn đề cập trong các đánh giá tiêu cực của họ và hành động để khắc phục chúng. Hãy hỏi xem họ có sẵn sàng thử lại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không. Hãy nói rõ rằng bạn đã thực hiện các bước để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và bạn vẫn coi trọng mối quan hệ của họ với doanh nghiệp của bạn. Điều này có thể thúc đẩy văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm làm danh tiếng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

Theo sát với khách hàng

Một thống kê phổ biến từ các chuyên gia là 77% khách hàng chỉ xem các đánh giá được đăng trong ba tháng qua. Tuy nhiên, chỉ số này bỏ qua rằng những đánh giá cũ này vẫn được tính vào xếp hạng chung của doanh nghiệp bạn trên Google. Xếp hạng đó là cực kỳ quan trọng vì 49% khách hàng sẽ không mua từ một doanh nghiệp nếu nó có xếp hạng dưới 4 sao.

Ngoài ra, rất nhiều điều có thể thay đổi với doanh nghiệp của bạn trong quá trình phát triển. Một đánh giá của Google được đăng hai năm trước có thể không còn chính xác với ngày hôm nay. Nếu người dùng đó vẫn còn hoạt động, hãy thử liên hệ với họ qua đánh giá và xem họ có sẵn sàng chỉnh sửa bài đăng của họ không. Hoặc, cung cấp cho họ một động lực để thử lại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để đổi lấy một đánh giá đã được cập nhật.

Xác thực đánh giá

Một số tình trạng không hay hiện nay là có nhiều người viết đánh giá chỉ để phá hoại hoạt động kinh doanh của đối thủ. Nếu bạn cảm thấy đó là đánh giả giả mạo, hãy tìm các dấu hiện xác nhận. Đánh giá giả thường thiếu chi tiết và nội dung hơi đại trà, có thể áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp.

Hãy kiểm tra xem người đó có để lại bất kỳ đánh giá nào khác không và hình ảnh của họ có nằm trong tài khoản đó không. Sau đó trả lời đánh giá. Nếu bạn không nhận được phản hồi, hãy gắn cờ bài đăng là không phù hợp và đợi Google xem xét báo cáo của bạn.

Sau bài viết này, hy vọng Ezo đã giúp bạn hiểu rõ được công cụ thần thánh Google My Business và có thể áp dụng những kiến thức trên cho doanh nghiệp của mình. Đừng ngần ngại liên hệ EZO Media để được tư vấn miễn phí. Ezo là trang thông tin đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam, cung cấp kiến thức hữu ích về các lĩnh vực kinh doanh, start-up, marketing,..

EZO MEDIA - ĐỐI TÁC MARKETING TIN CẬY CHO STARTUP VIỆT

EZO Media luôn chọn phương án thực thi hiệu quả nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Luôn nhiệt tình tư vấn những vấn đề liên quan về truyền thông - thương hiệu & marketing.